WHM là gì? WHMCS là gì?
25/02/2020 11:42 | Luợt xem : 29
WHM được sử dụng trong lĩnh vực lưu trữ web Hosting. Hệ thống này được đánh giá là CRM hiệu quả và phổ biến nhất, cung cấp đầy đủ tính năng về quản trị Domain, Server, Hosting, VPS,… Vậy, WHM là gì? WHMCS là gì? Tại sao cần có WHM? Tính năng nổi bật của WHM là gì? Sử dụng WHMCS như thế nào? BKNS sẽ giúp bạn có được đáp án chi tiết cho những thắc mắc đó. Tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
1. WHM là gì? WHMCS là gì?
1.1 WHM là gì?
WHM ( tên tiếng anh Webhost Manager), là một công cụ dựa trên web được sử dụng để quản trị máy chủ, nó cho phép người quản trị quản lý tài khoản khách hàng và truy cập đến những vị trí cuối cùng của cPanel. WHM cũng có vai trò giống như một bảng điều khiển đại lý.
Có ít nhất hai tầng WHM, thường được gọi là “WHM gốc” và WHM không gốc (hoặc Reseller WHM). Root WHM được sử dụng bởi quản trị viên máy chủ và WHM không root (có ít đặc quyền hơn) được sử dụng bởi những người khác, như bộ phận thực thể và người bán lại để quản lý tài khoản lưu trữ thường được gọi là tài khoản cPanel trên máy chủ web . WHM lắng nghe trên cổng 2086 và 2087. WHM cũng được sử dụng để quản lý chứng chỉ SSL (cả máy chủ tự tạo ra và CA cung cấp SSL certs ), người sử dụng cPanel, gói hosting, khu DNS, Chủ đề và phương thức xác thực.
1.2 WHMCS là gì?
WHMCS ( tên tiếng anh là Web Host Manager Completed Solution, giải pháp quản lý toàn diện cho dịch vụ lưu trữ web), là một hệ thống quản lý khách hàng toàn diện (CRM) và sản phẩm/dịch vụ chuyên nghiệp trong lĩnh vực lưu trữ web (hosting). WHMCS giúp quản lý server, khách hàng, đơn hàng, DNS,… Với WHMCS, bạn sẽ tiết kiệm được nhiều công sức, thời gian và chi phí. Đây là một giải pháp tự động hóa an toàn, hiệu quả và phù hợp với các doanh nghiệp lớn nhỏ. Các tính năng chính của WHMCS là:
- Tự động hóa: Từ việc tạo mới, tạm đóng tài khoản, khóa, dịch vụ, tên miền, email thông báo đều được tự động hóa.
- Quản trị tên miền: Việc mua, kết nối, gia hạn, chuyển đổi, quản lý tên miền được thực hiện nhanh chóng.
- Thanh toán đa dạng: WHMCS hỗ trợ thanh toán nhiều loại tiền tệ, phương thức thanh toán linh hoạt, tự động đồng bộ chuyển đổi tỷ giá.
- Tùy biến: Dễ dàng tùy chỉnh, hỗ trợ nhiều giao diện, khả năng tích hợp và mở rộng cao.
- Hệ thống hỗ trợ khách hàng: Hệ thống này được xây dựng gồm bài viết hướng dẫn, thông báo và các tính năng hỗ trợ qua Ticket.
- Báo cáo, thống kê: WHMCS thực hiện thống kê giao dịch, cung cấp biểu đồ, đưa ra dự đoán về doanh số và hỗ trợ xuất File .csv
2. Tại sao cần có WHM?
WHM giúp bạn linh hoạt và có nhiều quyền kiểm soát hơn khi quản lý website phổ biến, tài nguyên lớn hoặc quản lý rất nhiều website. WHM cung cấp tùy chọn để tạo, quản lý cPanel và khả năng bán dịch vụ Hosting.
Sử dụng WHM giúp bạn tiết kiệm công sức, thời gian và chi phí nếu bạn có nhiều website cần đến thẻ tín dụng. Chứng chỉ SSL là điều kiện để bạn được dùng thẻ tín dụng.
Mặc dù, một số nhà cung cấp không giới hạn tên miền trên một tài khoản Shared Hosting nhưng bạn vẫn phải mất khá nhiều công sức, thời gian để làm việc với nhiều tên miền trên cPanel. Vì vậy, sử dụng WHM sẽ giúp bạn quản lý dễ dàng và hiệu quả một lượng lớn tên miền trên cPanel.
3. Tính năng nổi bật của WHM là gì?
- WHM giúp tạo tài khoản trên cPanel
- WHM giúp xóa tài khoản trên cPanel
- WHM giúp tạm ngưng hoạt động của tài khoản trên cPanel
- WHM truy cập, kiểm tra, thay đổi các DNS riêng trong Domain của bạn
- Thông qua cPanel, WHM sẽ hỗ trợ các yêu cầu của khách hàng
- WHM cho phép kiểm tra trạng thái, thông tin của server
- WHM có thể tạo các trang mặc định cho tài khoản mới
- WHM truy cập và điều chỉnh Hosting, bảng điều khiển
- WHM có khả năng thay đổi Domain, tên người dùng
- Trên cPanel, WHM có thể thay đổi bất cứ gì mà không cần yêu cầu truy cập SQL
4. Hướng dẫn sử dụng WHM và WHMCS
4.1 Hướng dẫn sử dụng WHM
BKNS sẽ hướng dẫn bạn cách cấu hình WHM trên cPanel đơn giản. Dưới đây là các bước như sau:
Bước 1:Sau khi đọc xong các điều khoản, chính sách xong, bạn chọn I Agree. Go to Step 2.
Bước 2: Cài đặt Mạng
Trong mục Contact Information, điền địa chỉ email vào Server Contact Email Address, các mục còn lại bạn có thể để trống.
Tại mục Hostname. ta điền tên hostname vào Server Hostname.
Mục Resolvers:
- Primary Resolver: Địa chỉ IP DNS
- Secondary Resolver và Tertiary Resolver: Ở đây mình dùng DNS Google.
Sau đó bạn click vào Save and Go to Step 3.
Bước 3: Nếu bạn nhiều địa chỉ IP thì bạn có thể thêm vào Add IP Addresses, sau đó click Go to step 4.
Bước 4: Chọn Provide common modules to the /usr/bin/perl Perl installation, để cài đặt Common Set của Perl Modules.
Bước 5: Cài đặt Quotas
Chọn Use filesystem quotas và click Finish.
Xong khi cấu hình xong click vào Go to WHM.
Tại Feature Showcase
Mình Enable hết tất cả các tình năng, sau đó click Save Setting.
Như vậy là đã cài đặt và cấu hình xong WHM của cPanel rồi đó 😀
4.2 Hướng dẫn sử dụng WHMCS
Bước 1: Đăng nhập trang quản trị WHMCS
Bước 2: Chọn thẻ Setup
Bước 3: Chọn General Settings => tùy chỉnh các tab để có trang WHMCS như ý:
Thứ nhất: General
- Company Name: nhập tên công ty, doanh nghiệp hoặc website
- Email Address: nhập Email của bạn
- Logo URL: nhập link đến nơi để Logo
- Pay To Text: thông tin người nhận thanh toán
- WHMCS System URL: nếu không hỗ trợ SSL có thể để trống
- Template: mẫu hiển thị với người dùng
- Limit Activity Log: số bản ghi Log
- Record to Display per Page: để mặc định
- Maintenance Mode: tích vào nếu bạn tạm thời muốn đóng trang web
- Maintenance Mode Message: nhập vào nội dung thông báo sẽ hiển thị khi chọn đóng trang web
- Maintenance Mode Redirect URL: nhập URL mà bạn muốn người dùng chuyển hướng tới khi website tạm thời đóng
=> Lưu lại “Save Change” và chuyển sang cấu hình thẻ thứ hai
Thứ hai: Localisation
- System Charset: nên để mặc định utf-8
- Date Format: chọn kiểu hiển thị ngày/tháng giống cấu hình trên
- Client Date Format: hiển thị giống ngày/tháng đã chọn ở trên
- Default Country: Việt Nam
- Default Language: Vietnamese
- Enable Language Menu: tích vào nếu muốn là thành viên có hiển thị với ngôn ngữ khác
=> Chọn Save Change để lưu lại
Như vậy, BKNS đã cùng bạn tìm hiểu WHM là gì? WHMCS là gì? Đồng thời, thông qua bài viết bạn cũng đã biết cách sử dụng WHM và WHMCS. Nếu vẫn còn băn khoăn hoặc muốn thảo luận với BKNS về những vấn đề liên quan đến thiết kế, quảng cáo, lưu trữ website, giải pháp mạng, hãy comment bên dưới bài viết. Để không bỏ lỡ những bài chia sẻ khác của chúng tôi, hãy thường xuyên truy cập bkns.vn bạn nhé!