Remarketing là gì? Retarget là gì?
28/02/2020 17:50 | Luợt xem : 26
Hiện nay, remarketing đã trở thành chiến dịch quen thuộc trong những chiến dịch marketing. Nhưng đối với những người mới gia nhập vào digital marketing vẫn chưa có nhiều kiến thức về remarketing. Ngoài ra, Retarget cũng là hình thức mà rất nhiều Marketer áp dụng trong việc “bám đuổi khách hàng”. Vì vậy, trong bài viết sau đây, BKNS sẽ gửi đến bạn những thông tin về Remarketing là gì? Retarget là gì? So sánh 2 phương thức trên để bạn tham khảo. Hãy cùng theo dõi ngay nhé.
Mục lục
1. Remarketing là gì?
Remarketing còn được dịch ra là tiếp thị lại, thường được sử dụng trong những chiến dịch Email marketing nhằm mục đích nhắc nhở, gợi ý khách hàng về những thao tác bị hủy bỏ một cách đột ngột hoặc những sản phẩm quên chưa được thanh toán mà họ đã cho vào giỏ mua hàng. Ngoài ra, tiếp thị lại cũng được dùng cho mục đích thực hiện chiến lược gia tăng bán hàng (up-sell) hoặc bán chéo sản phẩm (cross-sell).
Việc này giúp doanh nghiệp thúc đẩy doanh thu. Bên cạnh đó, những người làm marketing còn dùng remarketing để quảng cáo và chăm sóc khách hàng cho từng giai đoạn khác nhau khi họ sử dụng sản phẩm, nhằm phù hợp với những hành vi tiêu dùng của mỗi khách hàng cụ thể khi họ landing page hay truy cập website.
>> Tìm hiểu thêm: Digital Marketing là gì? Tổng hợp A-Z về Digital Marketing
1.1 Lợi ích của remarketing
Sau khi đã hiểu về remarketing là gì, chúng ta cùng đi tìm hiểu về lợi ích của hình thức tiếp thị lại này mang lại. Hiện nay, hầu hết những doanh nghiệp đều đang ưa chuộng sử dụng chiến lược remarketing, là một yếu tố không thể thiếu của mỗi chiến dịch di Digital Marketing trong thế giới kinh doanh ngày nay. Vậy hình thức tiếp thị lại đã mang lại những lợi ích gì mà lại trở nên phổ biến vậy. Sau đây chúng tôi sẽ đưa ra cho bạn những lợi ích của remarketing:
- Bạn thêm hay bán chéo hàng hóa: với việc đặt một thông điệp nhỏ Remarketing tại hành vi chuyển đổi trên website hoặc ở trang “Thank you” (đây là một trang cảm ơn người tiêu dùng khi họ đã đăng ký dịch vụ hay thực hiện mua hàng thành công), bạn sẽ có được một danh sách những khách hàng đã thực hiện hành vi chuyển đổi đó. Những lần sau đó khi bạn vẫn muốn bán những sản phẩm, dịch vụ khác liên quan hoặc thậm chí không liên quan đến sản phẩm dịch vụ cũ thì việc tiếp tục đưa những mẫu quảng cáo, lời đề nghị mua hàng thật hấp dẫn, thì tỷ lệ họ quay lại mua thêm những sản phẩm khác cũng cao hơn nhiều.
- Tạo niềm tin về sự lớn mạnh: việc khách hàng thấy 1 hay nhiều mẫu quảng cáo về dịch vụ, sản phẩm mà bạn đang kinh doanh xuất hiện liên tục thì khách hàng sẽ có niềm tin vững chắc rằng doanh nghiệp của bạn đã phải bỏ ra một khoản chi phí lớn cho những chiến dịch quảng cáo nên mới có thể xuất hiện ở mọi website mà họ ghé qua.
- Giành được khách hàng từ những đối thủ cạnh tranh: khoảng hơn 10% những doanh nghiệp đang áp dụng hình thức tiếp thị lại nhắm vào những khách hàng của chính đối thủ cạnh tranh trong cùng một lĩnh vực. Sau khi khách hàng truy cập website của bạn hoặc tìm kiếm một từ khóa cụ thể trên google, thậm chí sau khi họ truy cập vào những website của đối chủ, hình thức emarketing sẽ giúp cho quảng cáo của bạn được bật lên trên trình duyệt của họ, nhắc nhở khách hàng quay lại với website để mua hàng.
- Có cơ hội tạo ra chuyển đổi: hơn 50% những doanh nghiệp áp dụng chiến lược Remarketing nhằm thu hút cũng như tăng sự chuyển đổi từ khách hàng. Nhờ vào việc hiển thị những quảng cáo tiếp cận những khách hàng tiềm năng ở nhiều phương tiện như những trang blog, tin tức hay những bài viết khi họ tìm kiếm trên công cụ tìm kiếm thông dụng hiện nay. Từ đó, lưu lượng truy cập của doanh nghiệp có thể gia tăng một cách ấn tượng. Số lần mà khách hàng thấy quảng cáo xuất hiện của bạn là rất quan trọng khi họ đã sẵn sàng mua sản phẩm. Khách hàng quay trở lại website của bạn lần 2, lần 3 hay lần thứ 4 sẽ có tỷ lệ mua hàng cao hơn bởi họ đã xem website của bạn từ trước đó. Lúc này, họ sẽ cảm thấy dịch vụ, sản phẩm của bạn quen thuộc đồng thời tin cậy hơn.
- Tăng nhận thức về thương hiệu: hiện nay có khoảng gần 50% những doanh nghiệp sử dụng hình thức tiếp thị lại nhằm mục đích tăng sự nhận diện thương hiệu online. Trong quá trình sử dụng Remarketing, doanh nghiệp cũng có khả năng tự thiết lập nhận thức về thương hiệu ngay từ những giai đoạn đầu trong quá trình mua hàng.
- Tiết kiệm chi phí: quảng cáo của doanh nghiệp chỉ hiện ra với những khách hàng muốn xem chúng. Vì vậy xác suất nhấp vào quảng cáo sẽ cao hơn đồng thời doanh nghiệp có thể mất một khoản ít chi phí hơn cho việc chạy quảng cáo mà lưu lượng người truy cập lại có chất lượng cao.
- Tương tác thường xuyên với mục tiêu: khoảng hơn 95% lượng khách hàng truy cập bỏ đi mà chưa thực hiện sự chuyển đổi nào, khoảng gần 50% khách phải truy cập 1 website khoảng 3-4 lần trước khi thực hiện quá trình mua hàng. Từ đây, có thể nhìn thấy khả năng bị mất đi những khách hàng tiềm năng là rất cao nếu bạn không thực hiện những chiến dịch remarketing. Bởi chiến dịch này còn giúp những doanh nghiệp này sang website khác để có thể chạy quảng cáo để nhắc nhở thu hút họ quay lại với website của bạn.
1.2 Cách Remarketing hoạt động
Hình thức Remarketing có thể chạy trên nhiều kênh khác nhau:như Google, Facebook, Youtube,….
- Nhúng đoạn mã Remarketing vào trang web của mình (Ví dụ website của BKNS).
- Khi khách truy cập vào trang web, thông tin (cookie) sẽ được lưu trên trình duyệt
- Khách ra khỏi trang web và vào website A – cho phép hiển thị quảng cáo Google (Display Network – một hình thức tiếp thị liên kết).
- Google dựa vào thông tin trên trình duyệt để hiển thị quảng cáo của website của BKNS trên website A
1.3 Đối tượng của Remarrketing
- Khách vào website nhưng không có hành động chuyển đổi: đặt hàng, đăng ký, thanh toán,..
- Khách đã truy cập n lần
- Khách vào website không phải bằng Google Adwords
- Khách đã hoàn thành mục tiêu cụ thể: đặt hàng, mua hàng
1.4 Cách Remarrketing của Google hoạt động
Vào Adwords, lấy code Remarketing và thêm vào tất cả các trang trên website của bạn. Khi user vào trang web sẽ bị theo dõi. Google bắt đầu lấy thông tin của người truy cập. Khi số người trong danh sách đạt đủ yêu cầu thì quảng cáo mới hiển thị cho những người có trong danh sách:
-
Display Network: yêu cầu >= 100 cookies (~100 người).
-
Google Search: yêu cầu >= 1000 cookies (~1000 người)
-
Tạo các danh sách tiếp thị lại (Remarketing List), dựa trên: URL của trang web, Thời gian (tính từ lần gần cuối họ vào).
- Tạo chiến dịch tiếp thị lại sử dụng danh sách: quảng cáo sẽ chỉ hiển thị cho những ai đã vào trang web của bạn
2. Retargeting là gì?
2.1 Khái niệm
Một User vào trang của bạn, dữ liệu của họ sẽ được lưu lại trên cookie và giờ đây, bạn có thể nhắm các quảng cáo tới họ trên các site khác mà họ truy cập, đây gọi là Retarget
2.2 Các hình thức Retarrget
Retargeting có 2 hình thức chính là Onsite Retargeting & Offsite Retargeting. Chi tiết các hình thức trong onsite và offsite là:
- Nhắm chọn lại động (Dynamic Retargeting)
- Nhắm chọn lại trên mạng xã hội (Social Media Retargeting)
- Nhắm chọn lại theo hành vi tìm kiếm (Search Retargeting)
- Nhắm chọn lại theo danh sách kèm kết quả tìm kiếm (Retargeting list for search ads – RLFSA)
- Nhắm chọn lại theo thư điện tử & CRM (Email & CRM Retargeting)
3. Sự khác nhau giữa Remarketing và Retargeting
Remarketing | Retarget |
Tập trung vào giỏ hàng: đeo bám chừng nào có chuyển đổi thành sale thì thôi. | Tập trung phủ nhiều kênh ads, mục đích là để thu hút khách truy cập vào site của bạn 1 lần nữa. |
Chỉ sử dụng thuần dữ liệu chính ngạch để triển khai chiến dịch | Sử dụng nhiều loại dữ liệu khác nhau để triển khai: Dữ liệu chính ngạch, dữ liệu đối tác chia sẻ, dữ liệu bên thứ 3 độc lập |
Vậy là bài viết trên, BKNS đã gửi đến bạn thông tin Remarketing là gì? Retarget là gì? So sánh 2 phương thức này. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào liên quan hãy để lại bình luận ở dưới để được hỗ trợ ngay nhé. Đừng quên truy cập website BKNS để được biết thêm nhiều thông tin hữu ích khác về giải pháp mạng, những dịch vụ hosting,.. nữa nhé.
>> Tìm hiểu thêm: