Print server là gì? Cách cài đặt máy chủ in đơn giản
24/04/2020 09:39 | Luợt xem : 31
Bạn đang tìm hiểu về Print server (máy chủ in)? Để hiểu rõ hơn về Print server là gì, cũng như tính năng, ưu nhược điểm, nguyên lý hoạt động và những lưu ý khi sử dụng Print server, hãy tham khảo bài viết sau của BKNS.
Mục lục
1. Print server là gì?
Print server (máy chủ in, máy chủ máy in) là phần mềm hay thiết bị mạng thực hiện nhiệm vụ gửi và quản lý tệp đang chờ in. Hiểu một cách đơn giản, Print server là thiết bị chia sẻ máy in trong mạng. Tại các doanh nghiệp lớn, sẽ có duy nhất máy tính chuyên dụng được dùng để làm Print server quản lý hàng trăm máy in. Với các doanh nghiệp quy mô nhỏ, Print server thường là 1 board plug-in hoặc thiết bị mạng có kích thước nhỏ, đảm bảo đầy đủ chức năng như một Print server.
Các máy chủ in có thể hỗ trợ nhiều giao thức in tiêu chuẩn hoặc độc quyền của ngành bao gồm Internet Printing Protocol, Line Printer Daemon protocol, NetWare, NetBIOS/NetBEUI, JetDirect.
>> Tìm hiểu thêm:
2. Ưu nhược điểm của Print server
2.1 Ưu điểm của Print server
Tiết kiệm không gian là một trong những ưu điểm nổi trội của Print server. Print server được thiết kế nhỏ gọn, được kết nối với máy in qua trực tuyến nên tiết kiệm diện tích và không cần dây cáp truyền.
Khả năng chống virus của Print server là ưu điểm không thể không nhắc tới. Print server có cả hệ thống thuật toán ngăn cản sự xâm nhập của virus và hacker. Do đó, dù dữ liệu có khó bảo vệ và phức tạp như thế nào, chỉ cần có nó sẽ được an toàn.
Tính năng cũng là ưu điểm nổi bật của Print server là tốc độ hoạt động nhanh. Dù dữ liệu truyền qua phức tạp hay có dung lượng lớn thì Print server đều có thể nhận dạng và xử lý nhanh chóng. Vì vậy, bạn có thể dùng Print server để phân tích dữ liệu 24/24 mà không phải lo lắng sẽ xảy ra sự cố hay gián đoạn.
2.2 Nhược điểm của Print server
Tuy có rất nhiều ưu điểm nổi bật nhưng Print server vẫn tồn tại nhược điểm. Nhược điểm dễ nhận thấy nhất của Print server đó là khi máy chủ gặp lỗi sẽ ảnh hưởng đến tất cả máy in trong cùng hệ thống. Sự cố này sẽ gây chậm trễ khi in ấn tài liệu và thiệt hại về tài chính.
3. Ứng dụng của Print server
3.1 Kết nối máy tính với máy in
Print server là đường truyền trung gian giữa máy tính (thiết bị chứa dữ liệu in) và máy in. Các dữ liệu sẽ được cung cấp trên hệ thống máy tính sau đó được truyền qua máy chủ in và đến máy in. Đây là đường truyền nhanh và ngắn nhất trong kỹ thuật in hiện đại thông qua phần mềm máy chủ.
3.2 Cung cấp dữ liệu in
Toàn bộ dữ liệu mà máy tính truyền vào hệ thống server sẽ được nó nhận dạng và lưu trữ lại. Tùy vào sự điều chỉnh trong máy in mà nó sẽ xuất ra dữ liệu in đúng theo yêu cầu. Print server có khả năng lưu trữ và phân tích một lượng lớn dữ liệu, kể cả dữ liệu phức tạp nhất.
4. Cài đặt Print server như thế nào?
Để cài đặt Print server, bạn thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Mở Control Panel => chọn mục Print and Document Services
Bước 2: Click vào Add a Printer
Bước 3: Chọn máy in cục bộ
Bước 4: Click vào Create a new port
Bước 5: Nhập địa chỉ IP
Bước 6: Nhấp chuột vào Custom, Setting => chuyển sang chế độ Line Printer Remote (LPR)
Bước 7: Dùng cổng hiện có và chọn máy in
5. Khi sử dụng Print server cần lưu ý những điều gì?
- Bụi bẩn có thể làm ảnh hưởng đến phần cứng của máy chủ in. Do đó, hãy thường xuyên vệ sinh đúng cách để tăng tuổi thọ cho máy chủ in.
- Muốn phần mềm hoạt động hiệu quả, trước tiên chúng ta cần đảm bảo phần cứng được an toàn. Nếu để máy ở nơi ẩm ướt hoặc làm rơi vỡ nhiều lần sẽ khiến nó hoạt động kém đi. Hơn nữa, khi bị dính nước và bụi bẩn, bộ phận phòng ngừa virus của máy chủ in sẽ bị ảnh hưởng. Vì vậy, tránh để máy chủ in ở nơi ẩm ướt và dễ rơi vỡ.
Như vậy, Print server đã và đang được sử dụng phổ biến bởi nó có rất nhiều tính năng vượt trội như chống virus, tiết kiệm không gian, tốc độ nhanh,… Qua bài viết trên, bạn cũng đã hiểu hơn về print server là gì, các ưu nhược điểm và cách cài đặt máy chủ in. Nếu còn băn khoăn điều gì, hãy cho BKNS biết bằng cách comment bên dưới bài viết. Thường xuyên ghé thăm bkns.vn để không bỏ lỡ những bài chia sẻ liên quan đến dịch vụ thiết kế, quảng cáo, lưu trữ website và giải pháp mạng nhé!
Nguồn: BKNS
>> Tìm hiểu thêm:
- Client server là gì? Ưu nhược điểm của mô hình Client server
- RAM server là gì? Có mấy loại RAM server?
- File server là gì? Có mấy kiểu máy chủ tập tin?