NGINX là gì? Phân biệt NGINX và APACHE server
29/11/2019 16:09 | Luợt xem : 60
Những “ông lớn” công nghệ như Google, Facebook, Adobe, IBM, Microsoft, Intel, Apple, Twitter,… đều sử dụng NGINX. Vậy NGINX là gì? Tại sao nó lại nhận được sự ưu ái của đông đảo công ty lớn nhỏ trên toàn thế giới? Bài chia sẻ sau đây của BKNS sẽ giúp bạn có câu trả lời chi tiết cho những thắc mắc đó. Hãy tham khảo ngay nhé!
Mục lục
1. NGINX là gì? Nó hoạt động như thế nào?
1.1 NGINX là gì?
NGINX là một máy chủ mã nguồn mở nổi tiếng. Khi mới ra đời, NGINX được dùng để phục vụ web HTTP. Tuy nhiên, hiện nay nó được dùng để làm Reverse Proxy, Email Proxy (IMAP, POP3, SMTP) và HTTP Load Balancer. NGINX được Sysoev cho ra đời chính thức vào tháng 10/2004. NGINX sử dụng kiến trúc sự kiện không đồng bộ. Tính năng này giúp NGINX tăng tốc độ, mở rộng tính năng và đáng tin cậy hơn. Rất nhiều website có traffic lớn đã sử dụng NGINX cũng vì khả năng mạnh mẽ và xử lý hàng nghìn kết nối cùng lúc của nó.
1.2 NGINX hoạt động như thế nào?
Trước tiên chúng ta cùng nhau tìm hiểu về quy trình hoạt động của web server. Khi có yêu cầu mở một website, trình duyệt sẽ liên lạc với server chứa website đó. Server thực hiện việc tìm kiếm file yêu cầu của website đó và gửi ngược về cho trình duyệt. NGINX hoạt động theo kiến trúc Asynchronous và Event Driven. Kiến trúc này là những Threads được quản lý trong một tiến trình, mỗi tiến trình hoạt động dựa vào các thực thể nhỏ hơn – Worker Connections.
Worker Process sẽ nhận các truy vấn từ Worker Connections và gửi các truy vấn đó đến Process cha – Master Process. Master Process sẽ trả lại kết quả cho những yêu cầu đó. Một Worker Connections có khả năng xử lý được 1024 yêu cầu tương tự nhau. Do đó, NGINX xử lý được hàng nghìn yêu cầu mà không gặp bất cứ khó khăn gì. NGINX luôn hiệu quả hơn khi hoạt động trên môi trường tìm kiếm, thương mại điện tử và Cloud Storage.
2. NGINX có những tính năng gì?
NGINX bao gồm hàng loạt tính năng vượt trội sau đây:
- Có khả năng xử lý cùng một lúc hơn 10.000 kết nối với bộ nhớ thấp
- Phục vụ Static Files và lập chỉ mục cho tập tin
- Dùng bộ nhớ đệm Cache để tăng tốc Proxy ngược, cân bằng tải đơn giản và khả năng chịu lỗi
- Hỗ trợ tăng tốc với bộ nhớ đệm của WSGI, SCGI, FastCGI và các máy chủ Memcached
- Có cấu hình linh hoạt và khả năng lưu lại nhật ký truy vấn.
- Chuyển hướng lỗi 3XX – 5XX
- Sử dụng Regular Expressions để Rewrite URL
- Hạn chế tỷ lệ đáp ứng truy vấn
- Giới hạn truy vấn từ một địa chỉ hoặc số kết nối đồng thời
- Có khả năng nhúng mã PERL
- Tương thích và hỗ trợ IPv6
- Hỗ trợ WebSockets
- Hỗ trợ truyền tải file MP4 và FLV
- Rewrite URL,…
3. Kiểm tra website chạy NGINX bằng cách nào?
Sử dụng HTTP header để kiểm tra xem website có chạy NGINX hay không thông qua các bước sau đây:
Bước 1: Vào Chrome và mở website muốn kiểm tra
Bước 2: Nhấn F12 hoặc tổ hợp phím Ctrl + Shift + I
Bước 3: Xuất hiện cửa sổ Chrome Devtools => chọn Network Tab. Nhấp vào “>>” nếu không thấy Network Tab
4. Phân biệt NGINX server và APACHE server
NGINX là server có khả năng hoạt động giống Reverse Proxy, Load Balancer và Email Proxy. NGINX có cấu trúc không đồng bộ, nó cho phép phần mềm xử lý cùng lúc nhiều truy vấn. Với NGINX, bạn hoàn toàn có thể mở rộng cho và tăng traffic cho website. NGINX và APACHE là những server hữu hiệu và được nhiều người sử dụng nhất hiện nay. Tuy nhiên, giữa NGINX và APACHE vẫn có sự khác biệt nhất định. Tham khảo bảng thống kê dưới đây để có thêm thông tin về sự khác biệt đó.
4.1 NGINX server và APACHE giống nhau ở điểm gì?
- NGINX và APACHE đều có thể chạy trên nhiều hệ điều hành của hệ thống UNIX
- Cả hai server đều có diễn đàn Stack Overflow và hệ thống Mailing hỗ trợ
- Cả hai có khả năng bảo mật bộ mã nguồn tốt
- APACHE khi ghép nối với các Module PHP-FPM có khả năng xử lý đồng thời giống NGINX với PHP
- Hiệu năng nội dung động tương tự nhau
- Thời gian chạy trong môi trường PHP của APACHE và NGINX gần giống nhau
4.2 Sự khác nhau giữa NGINX server và APACHE server
Nội dung | NGINX server | APACHE server |
Hệ điều hành hỗ trợ | Hiệu năng của NGINX trên Windows kém hiệu quả | Hiệu năng của APACHE trên Windows hiệu quả hơn so với NGINX |
Hỗ trợ người dùng | NGINX nhận được nhiều sự hỗ trợ từ công ty | APACHE thiếu sự hỗ trợ từ công ty của nó (APACHE Foundation) |
Nội dung tĩnh |
– Xử lý 1000 kết nối tới nội dung tĩnh nhanh hơn gấp 2,5 lần so với Apache (thử nghiệm Benchmark) – Sử dụng ít bộ nhớ hơn so với Apache |
Xử lý cùng lúc ít kết nối hơn so với NGINX trong thử nghiệm Benchmark với 1000 và 512 kết nối |
Khả năng tương thích | Trước đây, NGINX cần Admin biên dịch các Module vào nhị phân NGINX. Hiện nay, NGINX đã được hỗ trợ Dynamic Module | APACHE được cung cấp các Dynamic Module từ rất lâu nên có lợi thế hơn về điểm này |
Tóm lại, NGINX là server mã nguồn mở, chính thức ra đời vào tháng 10/2014. NGINX giúp server được mở rộng và tốc độ nhanh đồng thời có khả năng xử lý và thao tác cùng một lúc trên hàng nghìn kết nối. NGINX nhận được sự ưu ái của các “ông lớn” công nghệ như Adobe, Google, WordPress, Netflix,…
Nếu còn điều gì băn khoăn về NGINX, bạn đừng ngại để lại bình luận bên dưới để tư vấn viên của BKNS kịp thời giải đáp. Thường xuyên truy cập website bkns.vn để cập nhật nhật thêm nhiều thông tin hữu ích liên quan đến thiết kế, quảng cáo, lưu trữ website và giải pháp mạng nhé!
> Tìm hiểu thêm về các server khác:
- FTP server là gì? [TOP 4] phần mềm kết nối FTP server tốt nhất
- Apache là gì? Hướng dẫn cài đặt Apache