Hướng dẫn sử dụng host CPanel Cơ bản ( Phần 2)
11/04/2016 14:45 | Luợt xem : 41
Chào các bạn quay trở lại bài hướng dẫn: Hướng dẫn sử dụng host CPanel Cơ bản
Đây là phần hướng dẫn tiếp theo của hướng dẫn sử dụng cPanel phần 1 bạn nhé:
Mục lục
9. Quản lý Database
9.1 PhpMyAdmin
Trong mục này sẽ là nơi cho bạn quản lý database bao gồm: Backup database, import database, các bảng/table
– Import dữ liệu cho database
– Phần quản lý sẽ hiện ra như hình trên gồm có:
- User database và database
- Thanh chức năng:
Chọn database vừa mới tạo ở phần trước bằng cách click chuột vào database Import trên thanh chức năng.
Chọn duyệt tới file database cần import lên và nhấn GO như hình dưới
9.2 Tạo tài khoản người dùng MySQL
– Bước 1: Đặt tên tài khoản người dùng
– Bước 2: Đặt mật khẩu cho tài khoản
– Bước 3: Nhập lại mật khẩu
– Bước 4: Bấm vào nút Create User để hoàn tất quá trình khời tạo.
9.3 Mở quyền cho tài khoản sử dụng MySQL
– Bước 1: Chọn tài khoản trong danh sách những tài khoản đã tạo ở mục 2 (Ví dụ: nguyet1_user3)
– Bước 2: Chọn Cơ sở dữ liệu cho phép tài khoản sử dụng (Ví dụ: nguyet1_test1)
– Bước 3: Bấm vào nút Add
– Bước 4: Lựa chọn các quyền bằng cách tích vào các ô tương ứng mà tài khoản được phép sử dụng
– Bước 5: Bấm vào nút Make Changes để hoàn thành quá trình mở quyền cho tài khoản sử dụng MySQL
Bạn có thể Tick vào ALL PRIVILEGES để chọn tất cả:
Lưu ý: Sau quá trình khởi tạo, bạn sẽ có các thông tin về database như sau:
- Hostname: Localhost
- User: Tên tài khoản người dùng bạn đã khởi tạo (Ví dụ: nguyet1_user3)
- Pass: Mật khẩu tương ứng với user
- Database: Cơ sở dữ liệu tương ứng với User trên (Ví dụ: Nguyet1_test1)
10. Quản lý các chức năng email
6.1 Khởi tạo email tên miền và quản trị những email tên miền đã khởi tạo
Tại mục Mail, vào phần Email Accounts để tạo email theo tên miền
Sau đó, giao diện sẽ hiện ra màn hình bên dưới, bạn điền đầy đủ thông tin:
- Email: Nhập tên email muốn tạo. ví dụ: ngocbt
- Password: Đặt mật khẩu đăng nhập email
- Password (Again): Nhập lại mật khẩu đăng nhập email
- Mailbox Quota: Đặt dung lượng cho email bạn đang khởi tạo. Nếu không cài đặt thì Cpanel mặc định dung lượng 1 hòm thư là 250Mb.
- Creat Account: Bấm vào đây để khởi tạo email.
Ngay phía dưới sẽ là khung quản trị những email tên miền đã khởi tạo
Trong đó:
- Change Password: bấm vào đây để thay đổi mật khẩu giành cho email tương ứng.
- Change Quota: bấm vào đây để cài đặt lại dung lượng cho email tương ứng.
- Delete: Xóa tài khoản email.
11. Hướng dẫn sử dụng chức năng forwarder email trong hosting Linux
Bước 1: Đăng nhập quản trị hosting, sau đó vào forwarders trong mục Mail
Bước 2: Sau khi đăng nhập vào Forwarders, bạn chọn Add Forwarders
12. Quản lý Services ( Chọn phiên bản php, tăng dung lượng upload ….)
Trong phần Services, click vào Select PHP Version để thay đổi phiên bản PHP của host và quản lý extension của host
Sau đó, màn hình giao diện sẽ hiện ra như hình dưới, bạn nhấn Save để lưu lại các thiết lập
Các bạn có thể tham khảo thêm về phần này tại link: http://blog.bkns.vn/2014/08/khac-phuc-loi-503-tren-hosting-cpanel-moi/
13. Quản lý Metrics
Trong trường hợp bạn đang hoạt động trên 1 website và đang quan tâm đến thống kê truy cập của người dùng vào website thì bạn nên tìm đến khu vực Metrics này. Ở đây sẽ hiển thị toàn bộ thông số thống kê mà có thể giúp người sở hữu website đánh giá sự hiệu quả của website. Những modules thông dụng như là: Webalizer FTP, Webalizer, Visitors, Raw Access, Errors, CPU and Concurrent Connection Usage, Bandwidth và Awstats.
14. Quản lý Web Applications
Đây chính là nơi cần thiết được tạo ra mới mục đích giúp người dùng cài đặt những ứng dụng cần thiết. Ở đây bao gồm những ứng dụng như là blogs đến portals đến CMD và những diễn đàn. Những modules thông dụng như là: WordPress, phpBB, Joomla, Drupal.
>> Tìm hiểu thêm: