[HỎI ĐÁP] Cách giảm thời gian phản hồi của máy chủ thế nào?
27/11/2019 17:19 | Luợt xem : 27
Giảm thời gian phản hồi của máy chủ như thế nào? Đây là câu hỏi khá phổ biến với người làm website. Bài viết dưới đây BKNS sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích về giảm thời gian phản hồi của máy chủ.
Mục lục
1. Thời gian phản hồi của máy chủ là gì?
Thời gian phản hồi của máy chủ là thời gian chờ đợi của trình duyệt của máy chủ đến khi từ phản hồi từ máy chủ, ngoại trừ độ trễ mạng giữa máy chủ và người truy cập.
Thời gian phản hồi của máy chủ nên giảm xuống dưới 0.2 giây (200ms). Tuy không phải việc làm bắt buộc nhưng việc giảm thời gian phản hồi cũng như làm website tải nhanh hơn thì sẽ được google ưu ái hơn.
2. Kiểm tra thời gian phản hồi của máy chủ
Thời gian phản hồi của máy chủ bằng thời gian tải trang trừ độ trễ. Vì vậy, người dùng có thể kiểm tra bằng cách này. Cách này được khá nhiều người áp dụng nên có rất nhiều trình duyệt và công cụ. Dưới đây sẽ hướng dẫn kiểm tra thời gian tải trang bằng trình duyệt phổ biến nhất là Google Chrome:
- Truy cập vào Google Chrome, mở Chrome DevTools, nhấn phím F12 và gõ tìm kiếm trang web của bạn.
- Website được tải, thì hãy nhấn tab Network trong cửa sổ Chrome DevTools. Ở đây, xuất hiện một danh sách những phần tử đã được tải và các thông số như Timeline, Time, Status, Name,…
- Ở cột Timeline bạn xem thời gian chi tiêu chi tiết cho các tài nguyên.
Tại trang này, để biết độ trễ và thời gian tải bằng cách kiểm tra cột Time/Latency. Thời gian tải được hiển thị ở hàng trên và độ trễ ở hàng dưới. Kiểm tra thời gian phản hồi của máy chủ bằng cách lấy thời gian của Time trừ đi Latency.
Nếu người dùng đang sử dụng trình duyệt bằng tiếng anh thì có thể tìm nó ở mục “Reduce server response time”.
Đồng thời có thể kiểm tra thời gian phản hồi của máy chủ thông qua PageSpeed Insights.
3. Các cách giảm thời gian phản hồi của máy chủ
3.1 Web server ảnh hưởng đến tốc độ website
Web server là một trong những thứ rất quan trọng để quyết định tốc độ của website. Nginx và apache là 2 web server được dùng phổ biến nhất vì có ưu điểm vượt trội là dễ dàng cài đặt và sử dụng. Nhưng mỗi web server đều có những ưu điểm khác nhau.
Lựa chọn trình quản lý cơ sở dữ liệu cũng là yếu tố quan trọng mà người dùng cũng cần lưu ý để lựa chọn phù hợp. Một số phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu phổ biến như PostgreSQL, MariaDB, MySQL,…
Đối với những máy chủ nhỏ như 512MB RAM, bạn cũng có thể lựa chọn cài đặt PHP-FPM và Nginx thay vì dùng mod_php và Apache.
3.2 Sử dụng CDN
Content Distribution Network hay content delivery network được viết tắt là CDN, là một hệ thống phân phối của các máy chủ được triển khai tại nhiều trung tâm dữ liệu trên internet. Nếu dữ liệu của bạn được lưu trữ trên một máy chủ CDN, cũng đồng nghĩa với việc dữ liệu được lưu trữ trên tất cả các trung tâm dữ liệu của họ trên toàn thế giới. Các máy chủ CDN sẽ nhận dạng vị trí của người truy cập và dữ liệu sẽ được truy xuất từ máy chủ gần nhất. Vì vậy việc sử dụng CDN sẽ làm cho website tải nhanh hơn.
Số lượng yêu cầu gửi đến máy chủ sẽ giảm đáng kể nếu bạn dùng CDN giúp giảm thời gian phản hồi máy chủ. Các tài nguyên tĩnh như hình ảnh, JS và CSS được lưu trữ và phục vụ từ một máy chủ CDN, máy chủ chỉ để phục vụ cho xử lý nội dung động như PHP.
3.3 Tối ưu hoá tài nguyên
Để làm giảm thời gian phản hồi máy chủ cũng như là giảm tải máy chủ bằng cách tối ưu hoá các nguồn tài nguyên trên trang website.
- Lazy load: đây là phương pháp trì hoãn tải các hình ảnh. Các hình ảnh sẽ được hiển thị và tải khi cần thiết.
- Nếu nội dung JS và CSS nhỏ, người dùng có thể chèn nó vào nội tuyến HTML thay vì dùng các tập tin bên ngoài.
- Kết hợp các tập tin JS và CSS thành một tập tin duy nhất. Nó sẽ làm giảm yêu cầu xử lý đến máy chủ.
Đây là một số phương pháp để tối ưu hoá các tài nguyên và giảm yêu cầu cho máy chủ. Càng ít yêu cầu xử lý thì máy chủ càng có ít công việc để làm, việc làm này giúp xử lý các mục đích khác tốt hơn.
3.4 Sử dụng bộ nhớ đệm (Cache)
Đây chính là phương pháp hiệu quả nhất để tăng tốc website cũng như máy chủ được giảm tải. Có 2 phương pháp cache sẽ làm website tải nhanh hơn là cache trên máy chủ và nâng cao lưu vào bộ nhớ cache trong trình duyệt.
Một website thường có nhiều trang, trang này đều sử dụng chung các tài nguyên như tập tin CSS, JS và hình ảnh. Mỗi khi người dùng di chuyển sang một trang khác hoặc tải lại trang thì các tài nguyên này cũng tải lại một lần nữa. Bạn có thể lưu các tài nguyên này vào bộ nhớ trình duyệt thay vì thường xuyên gửi yêu cầu đến máy chủ.
Các máy chủ web (Apache, Nginx,…) và các server-side như PHP sẽ xử lý các yêu cầu và lưu vào bộ nhớ đệm (ổ đĩa hoặc bộ nhớ RAM) để dùng cho các lần sau. Thay vì máy chủ sẽ xử lý cho mỗi lần yêu cầu, nó sẽ dùng dữ liệu trong bộ nhớ đệm để trả về cho trình duyệt. Bạn có thể dùng Zend Opcache, Memcached hoặc APC đối với PHP.
Bạn có thể dùng cache bằng cách dùng plugin W3 Total Cache hoặc WP Super Cache nếu bạn đang sử dụng WordPress.
3.5 VPS và Shared hosting
Nếu bạn có đủ điều kiện thì bạn nên dùng một VPS, BKNS chính là nhà cung cấp VPS uy tín chất lượng nhất. Hiện tại, BKNS cũng có một số khuyến mãi dành cho khách hàng, bạn có thể đăng kí dùng dịch vụ của BKNS, có một đội ngũ nhân viên giải đáp thắc mắc 24/7 bất cứ khi nào bạn có câu hỏi nào.
3.6 Các phương pháp khác
Để giảm thiện hiệu suất và giảm thời gian phản hồi của máy chủ, người dùng có thể lựa chọn một trong những phương pháp khác như:
- Tìm hiểu kiến thức về máy chủ web (Apache, Nginx,..) và hosting để tối ưu hoá chúng. Bạn cũng cần phải cải thiện tốc độ cho mã nguồn web mà bạn đang sử dụng như XenForo, Drupal, WordPress,.. Một số thủ thuật có thể giúp người dùng tối ưu hoá website là cache, sử dụng CDN,..
- Mất một khoản chi phí để nâng cấp máy chủ web hoặc hosting. Hầu hết nguyên nhân khiến máy chủ phản hồi chậm là do máy chủ quá yếu như CPU nhỏ, lượng RAM thấp.
NOTE: Nếu một trong 2 cách trên không đáp ứng được tình huống xảy ra thì dùng cả 2 cách trên.
Bài viết trên là tất cả thông tin về thời gian phản hồi của máy chủ và cách giảm thời gian phản hồi của máy chủ chi tiết nhất. Nếu bạn còn thắc mắc gì về thời gian phản hồi của máy chủ hãy liên hệ với BKNS để được giải đáp nhanh nhất nhé. Đừng quên truy cập website bkns.vn để biết thêm nhiều thông tin hữu ích khác nữa nhé
>> Tìm hiểu thêm:
- Khắc phục lỗi “không thể phân giải địa chỉ DNS của máy chủ”
- Các bộ phận cấu thành máy chủ – Bạn đã biết?
- [9 BƯỚC] Tạo VPN server trên Win 10 nhanh, đơn giản