Điện thoại IP (VoIP) là gì? Ưu nhược điểm của điện thoại IP
28/04/2020 08:13 | Luợt xem : 31
Hiện nay, internet phát triển mạnh mẽ, việc ứng dụng nó vào trong hệ thống tổng đài cũng phổ biến hơn. Điện thoại IP hay còn gọi là điện thoại VoIP là sự lựa chọn tuyệt vời để thực hiện các cuộc gọi đường dài, điều hành doanh nghiệp từ xa hoặc tham gia các cuộc họp trực tuyến. Cùng BKNS tìm hiểu chi tiết hơn về điện thoại IP nhé!
Mục lục
1. VoIP là gì?
VoIP ( tên tiếng anh là Voice over Internet Protocol, nghĩa là Truyền giọng nói trên giao thức IP), là công nghệ truyền tiếng nói của con người (thoại) qua mạng máy tính sử dụng bộ giao thức TCP/IP. Nó sử dụng các gói dữ liệu IP (trên mạng LAN, WAN, Internet) với thông tin được truyền tải là mã hoá của âm thanh.
Công nghệ này bản chất là dựa trên chuyển mạch gói, nhằm thay thế công nghệ truyền thoại cũ dùng chuyển mạch kênh. Nó nén (ghép) nhiều kênh thoại trên một đường truyền tín hiệu, và những tín hiệu này được truyền qua mạng Internet, vì thế có thể giảm giá thành.
VoIP cũng có những nhược điểm của nó. Đó là chất lượng âm thanh chưa được đảm bảo, vẫn còn tình trạng trễ tiếng. Một số công ty cung cấp VoIP tại Việt Nam đã cố gắng cung cấp cho khách hàng chất lượng thoại VoIP ngày càng tốt hơn.
>> Bạn có thể tìm hiểu thêm về tổng đài ảo VoIP bởi đây là giải pháp giúp bạn có thể làm việc mọi lúc mọi nơi dù không ở công ty!
Ngày 29/09/2010 Công ty Điện toán và Truyền số liệu VDC – Thành viên của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã tổ chức buổi lễ khai trương dịch vụ thẻ gọi điện thoại trong nước, quốc tế mới với tính năng roaming tại nước ngoài – Fone1718.
Dịch vụ đáp ứng được nhiều tiện ích tối đa cho người dùng với nhiều tính năng vượt trội mà từ trước đến nay chưa từng có tại Việt Nam
2. Điện thoại IP là gì?
Điện thoại IP ( hay còn gọi là điện thoại VoIP) là điện thoại sử dụng trên nền mạng WAN/LAN/MAN hoặc Internet, cho phép thực hiện các cuộc gọi thoại đến bất kỳ điện thoại nào sử dụng phần mềm gọi. Nhờ áp dụng công nghệ IP (VoIP) mà giọng nói sẽ được truyền dẫn qua internet thay vì qua hệ thống PSTN truyền thống.
3. Có mấy loại điện thoại IP?
Điện thoại VoIP/IP gồm có 3 loại chính:
3.1 Điện thoại IP dùng dây LAN
Đây là dòng được sử dụng phổ biến nhất. Mỗi điện thoại sẽ được trang bị 2 port mạng RJ45, có thể là port 1G hay 100M. Ngoài ra, IP dùng dây LAN còn được phân chia thành 2 dòng nhỏ dựa vào chức năng cấp nguồn PoE.
3.2 Điện thoại IP dùng wifi
Dòng điện thoại này có khả năng kết nối wifi trực tiếp từ các thiết bị phát.
3.3 Điện thoại IP không dây
IP không dây được ưa chuộng vì tính linh động cao. Nó thường được kèm với một bộ đế phát có cắm mạng LAN. Máy con có khả năng di chuyển trong phạm vi cho phép.
4. Ưu nhược điểm của điện thoại IP là gì?
4.1 Ưu điểm
- Nếu sử dụng cùng dịch vụ, cùng tổng đài IP PBX hoặc thiết bị VoIP bạn sẽ được miễn phí
- Cước phí cuộc gọi IP quốc tế rẻ hơn nhiều so với mạng PSTN bởi tín hiệu thoại sẽ được đóng gói sau đó chuyển đi trên một kênh truyền với các dịch vụ khác nhau
- Có thể sử dụng một số dịch vụ VoIP hỗ trợ như tự động trả lời, hiển thị cuộc gọi nhỡ, hiển thị số gọi đến, chuyển tiếp cuộc gọi, lên danh sách số điện thoại
- Có thể sử dụng Fax thông qua mạng VoIP
- Thông tin liên lạc của doanh nghiệp sẽ không bị gián đoạn nếu sử dụng đồng thời điện thoại VoIP và điện thoại bàn thông thường qua hệ thống mạng LAN
4.2 Nhược điểm
- Khi mất điện sẽ không thể sử dụng được điện thoại IP
- Không thể kết nối điện thoại VoIP đến các dịch vụ khẩn cấp như báo cháy, cấp cứu,…
- Chưa giải quyết được các vấn đề bảo mật, Hacker có thể lợi dụng lỗ hổng bảo mật để xâm nhập hệ thống
5. Có mấy hình thức gọi IP?
5.1 Máy tính đến máy tính – PC to PC
PC to PC vừa dễ sử dụng lại không phải trả phí cho cuộc gọi đường dài. Bạn chỉ cần cài đặt phần mềm VoIP và thực hiện cuộc gọi là xong.
5.2 Điện thoại đến máy tính – Phone to PC
Một số nhà cung cấp cho phép bạn thực hiện cuộc gọi từ điện thoại bàn đến máy tính. Điều kiện là máy tính phải cài đặt phần mềm của nhà cung cấp. Đây là cách tiết kiệm khá nhiều chi phí so với cuộc gọi đường dài truyền thống.
5.3 Máy tính đến điện thoại – PC to Phone
Bạn có thể thực hiện cuộc gọi thoại đến bất kỳ số điện thoại nào nhưng phải trả phí. Cách này cũng đòi hỏi máy tính có cài đặt phần mềm VoIP.
4.4 Điện thoại đến điện thoại – Phone to Phone
Bạn có thể thực hiện cuộc gọi Phone to Phone bất kỳ nếu sử dụng điện thoại IP, iPhone (tích hợp dịch vụ VoIP trên nền Skype).
6. Điện thoại IP kết nối mạng như thế nào?
Mỗi loại điện thoại VoIP sẽ có cách kết nối mạng khác nhau như kết nối thông qua wifi, mạng LAN hay đế phát sóng Deck. Điện thoại sẽ được kết nối với tổng đài IP thông qua địa chỉ IP của tổng đài (Sip server). Điện thoại và tổng đài có thể ở những vị trí địa lý khác nhau bởi vì kết nối này được thực hiện thông qua internet.
6. Những thương hiệu điện thoại IP nào phổ biến hiện nay
Yealink là thương hiệu số 1 trên thị trường VoIP thế giới. Yealink cung cấp điện thoại với mẫu mã đa dạng và trải dài trên mọi phân khúc (hình dưới)
Grandstream là thương hiệu chỉ đứng sau Yealink (hình dưới)
Polycom là thương hiệu điện thoại IP nổi tiếng tuy nhiên giá thành khá cao nên ít được ưa chuộng ở Việt Nam (hình dưới)
Điện thoại IP là sự lựa chọn ưu tiên của các doanh nghiệp. Những tính năng tuyệt vời mà IP mang lại là kết nối Smartphone qua App Store hoặc Google Play Store. Bạn có thể chuyển đổi thiết bị di động của mình thành điện thoại chuyên dụng, có khả năng truy cập vào các tính năng được tích hợp sẵn trong hệ thống IP dành riêng cho doanh nghiệp. BKNS không ngại chia sẻ thêm với bạn về điện thoại VoIP, giải pháp mạng hay dịch vụ công nghệ thông tin. Hãy để lại bình luận bên dưới để chúng tôi kịp thời giải đáp. Đừng quên ghé thăm bkns.vn thường xuyên để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích khác nhé!
>> Tìm hiểu thêm: Asterisk là gì? Tính năng, ưu nhược điểm của Asterisk
Nguồn: BKNS