CTR Là Gì? Cách Tăng Chỉ Số CTR Trong SEO và GG Adword
24/03/2020 16:22 | Luợt xem : 32
Chỉ số CTR rất quan trọng để đo lường hiệu quả của một chiến dịch Marketing. Cùng BKNS tìm hiểu chỉ số CTR là gì, tầm quan trọng của CTR, cách tính CTR, cách tăng chỉ số CTR,…
Mục lục
1. CTR là gì?
CTR (tên đầy đủ là Click Through Rate) là tỷ lệ người dùng nhấp vào một liên kết cụ thể với số lượng người dùng xem một trang, email hoặc quảng cáo. CTR thể hiện được độ hiệu quả của quảng cáo đang chạy, từ đó giúp bạn có chiến lược phù hợp cho những bước phát triển tiếp theo.
Chỉ số CTR giúp bạn có thể đánh giá chiến dịch quảng cáo và từ khóa nào cần cải thiện hay đã thành công. Chiến dịch quảng cáo, từ khóa và doanh nghiệp càng liên quan đến nhau thì khả năng người dùng nhấp vào quảng cáo sau khi tìm kiếm theo từ khóa sẽ tăng lên.
2. CTR trong Adwords là gì?
Google Adword đã và đang là chiến lược Marketing hiệu quả đối với nhiều doanh nghiệp. CTR là một trong những chỉ số quan trọng và được quan tâm đặc biệt trong Google Adword. CTR trong Adwords được đo bằng số lần nhấp vào quảng cáo trên số lần hiển thị quảng cáo đó.
Chỉ số CTR trung bình của Adword là 0,35% cho hiển thị và 1,91% cho tìm kiếm. Tuy nhiên, theo nguyên tắc thông thường, chỉ số CTR trong Adword tốt nhất là từ 0.5% đến 1% cho mạng hiển thị và từ 4% đến 5% cho mạng tìm kiếm.
3. CTR trong SEO là gì?
CTR trong SEO là tỷ lệ người dùng nhấp vào đường link trên tổng số lần hiển thị đường link. Nó cho bạn biết có bao nhiêu người tìm thấy kết quả và nhấp vào website của bạn. Thứ hạng website của bạn trên các công cụ tìm kiếm một phần dựa trên độ phổ biến của website và số lượt xem trang.
Số lần nhấp chuột hay chính là CTR càng cao thì website của bạn sẽ được xếp hạng cao hơn. Nói chung, chỉ số CTR cao tương đương với SEO tốt. Công cụ tìm kiếm sẽ nghiên cứu mức độ tương tác và xác định website nào phù hợp nhất với truy vấn. Chính vì vậy, hãy cải thiện chỉ số CTR để tăng cường SEO.
4. Tầm quan trọng của CTR
Chỉ số CTR quan trọng đối với những SEOer hay những người bắt đầu học SEO. Bởi lẽ, chỉ số này giúp đánh giá và xếp hạng website có được người dùng tin tưởng và coi là tốt hay không. CTR càng cao càng chứng tỏ website của bạn uy tín và thu hút người xem.
Mặt khác, những website nhận được sự ủng hộ của đông đảo người dùng sẽ được Google đánh giá rất cao. Chính điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả SEO. Hơn nữa, chỉ số CTR được dùng để đánh giá tổng quan về xu hướng người dùng tìm kiếm và ở lại site của bạn, từ đó có thể xây dựng chiến lược SEO hiệu quả hơn.
5. Cách tính CTR
Cách tính chỉ số CTR khá đơn giản. CTR được tính bằng số lần nhấp vào quảng cáo trên số lần quảng cáo hiển thị. Chẳng hạn, khi quảng cáo của bạn hiển thị 100 lần và được click 1 lần thì chỉ số CTR sẽ là 1%. CTR có sự khác nhau giữa các từ khóa hay mẫu quảng cáo, chỉ số này được hiển thị trong tài khoản quảng cáo để người dùng nghiên cứu dễ dàng hơn.
6. Các dạng CTR và công thức tính
6.1 CTR của quảng cáo
CTR của quảng cáo được tính bằng số lần nhấp vào quảng cáo trên số lần quảng cáo hiển thị:
CTR của quảng cáo = số lần nhấp vào quảng cáo/số lần quảng cáo hiển thị
VD: Nếu quảng cáo hiển thị 1000 lần và nhận được 10 lần nhấp thì CTR quảng cáo được tính là:
CTR quảng cáo = 10/1000 = 1%
6.2 CTR của trang
CTR của trang được tính bằng số lần nhấp vào quảng cáo chia cho số lượt xem trang:
CTR của trang = số lần nhấp vào quảng cáo/số lượt xem trang
VD: Số lượt xem trang là 250 và số lần nhấp là 30, CTR của trang sẽ được tính:
CTR của trang = 30/250 = 12%
6.3 CTR truy vấn
CTR truy vấn được tính bằng số lần nhấp chuột vào quảng cáo chia số lần truy vấn được báo cáo:
CTR truy vấn = số lần nhấp chuột/số lần truy vấn
VD: Bạn nhận được 1000 truy vấn và 20 nhấp chuột, CTR truy vấn sẽ là:
CTR truy vấn = 20/1000 = 2%
6.4 CTR yêu cầu quảng cáo
CTR yêu cầu quảng cáo được tính bằng số lần nhấp vào quảng cáo chia số lần yêu cầu quảng cáo:
CTR yêu cầu quảng cáo = số lần nhấp vào quảng cáo/số lần yêu cầu quảng cáo
VD: Bạn nhận được 1000 yêu cầu và 20 lần nhấp vào quảng cáo, CTR yêu cầu sẽ là:
CTR yêu cầu = 20/1000 = 2%
7. CTR bao nhiêu thì tốt?
Sau khi đã hiểu CTR là gì, các công thức tính chỉ số CTR rồi, chúng ta cùng đi tìm hiểu xem CTR bao nhiêu là tốt nhé!
Mỗi sản phẩm hay website khác nhau sẽ có chỉ số CTR khác nhau. Nói chung, chỉ số CTR càng cao thì càng tốt. Bởi lẽ, điều này chứng minh được tầm ảnh hưởng và độ hữu ích mà sản phẩm hay website mang lại cho khách hàng. Bên cạnh đó, CTR cao sẽ giúp Google thăng hạng cho website của bạn.
8. Cách tăng chỉ số CTR
8.1 Cách tăng chỉ số CTR trong SEO
Có rất nhiều cách để tăng chỉ số CTR. Tuy nhiên, BKNS sẽ gợi ý một số cách hiệu quả để tăng chỉ số CTR:
- Xác định nội dung bài viết sẽ có chỉ số CTR thấp
- “Địa phương hóa” nội dung bài viết (VD: Công ty thiết kế website chuyên nghiệp tại Trung Hòa – Cầu Giấy)
- Nghiên cứu các từ khóa dài/từ khóa mở rộng
- Đặt Title thu hút người đọc, tránh việc quá tập trung vào Keyword
- Đơn giản hóa định dạng Title
- Viết đoạn mô tả (Meta Description) chất lượng với những từ ngữ nhấn mạnh
- Thực hiện “dữ liệu cấu trúc”
- Tập trung vào cảm xúc của người xem về ngôn ngữ và hình ảnh
- Thể hiện nhiều hơn cá tính và quan điểm cá nhân
- Sử dụng các con số, bẫy cảm xúc, lời hứa, lời đảm bảo ở Title
- CTR tự nhiên dạng Topic
- Chú ý đến URL, đảm bảo dễ nhớ, dễ đọc, thân thiện
- Thử với các Title khác nhau
- Thử tìm kiếm ý tưởng với Google Ads
8.2 Cách tăng chỉ số CTR trong Adword
- Đưa ra chương trình ưu đãi gấp rút, khó cưỡng và giới hạn thời gian
- Tận dụng mọi tính năng trên nền tảng quảng cáo
- Nội dung quảng cáo, landing page và ưu đãi phải liên quan với nhau
- Giá cả sản phẩm, dịch vụ phải chăng thì từ khóa sẽ không bị ngăn cấm sinh lợi nhuận
Bài viết giúp bạn có được thông tin chi tiết về chỉ số CTR là gì, cách tăng chỉ số CTR để chứng minh được tầm ảnh hưởng của sản phẩm, thương hiệu với khách hàng. Đồng thời, chỉ số CTR cao cũng giúp website của bạn được nâng thứ hạng trên Google. BKNS là một trong những nhà cung cấp dịch vụ CNTT, giải pháp mạng hàng đầu Việt Nam. Hãy truy cập BKNS để có thông tin chi tiết về từng dịch vụ và cập nhật thêm nhiều bài chia sẻ hữu ích khác.