Content Analysis là gì? Công cụ phân tích tiện lợi
19/11/2020 17:13 | Luợt xem : 22
Bill Gates đã từng nói “Content is king”. Hiện nay content đang ngày một chiếm lĩnh vị trí quan trọng trong giới Digital Marketing và dần thống trị tất cả các chiến lược của lĩnh vực này. Nó còn là công cụ giúp đem lại những lợi ích to lớn về hiệu quả kinh doanh. Nội dung càng chất lượng, mang phong cách riêng sẽ làm cho thương hiệu của bạn càng được tin tưởng. Có rất nhiều trang web khác nhau với những nội dung đa dạng, phong phú. Vì vậy, việc phân tích nội dung để làm sao đưa ra được những ý tưởng độc đáo là vô cùng cần thiết trong thời đại như hiện giờ. Dưới đây là bài viết Content Analysis là gì? Công cụ phân tích tiện lợi. Cùng BKNS tìm hiểu nhé!
Mục lục
1. Tổng quan Content Analysis là gì?
Content Analysis là một công cụ tìm kiếm được sử dụng để xác định các yếu tố bao gồm từ ngữ, chủ đề hoặc ý tưởng mà không cần đưa ra bất kỳ dữ liệu định tính nào. Sử dụng Content Analysis người tìm kiếm có thể định lượng và phân tích sự hiện diện, ý nghĩa và quan hệ của các yếu tố từ ngữ, chủ đề hoặc ý tưởng. Sau đó, các nhà phân tích có thể tự suy luận về những thông điệp trong văn bản mà ko cần tới người viết, khách hàng, thậm chí là văn hóa, thời gian xung quanh văn bản đó.
Nguồn dữ liệu có thể được lấy từ các cuộc phỏng vấn, câu hỏi mở, các ghi chú lĩnh vực nghiên cứu, các cuộc hội thoại, hoặc là ở bất kỳ nguồn nào có chứa ngôn ngữ (ví dụ như sách, tiểu luận, tạp chí, truyền thông, tài liệu lịch sử). Một người tự học có thể phân tích cấu trúc văn bản bằng chính công cụ này. Để sử dụng Content Analysis thì văn bản phải được mã hóa hoặc được chia nhỏ, thành các danh mục mã có thể quản lý để phân tích.
Dưới đây là 3 nhận xét khác nhau về Content Analysis
Định nghĩa 1 – Các kỹ thuật phân tích đều được sắp xếp một cách có hệ thống và khách quan các đặc điểm đặc biệt của thông điệp (from Holsti, 1968)
Định nghĩa 2 – Một cách diễn giải và tiếp cận tự nhiên. Nó vừa mang tính chất quan sát, vừa mang tính tường thuật và ít dựa vào các yếu tố thực nghiệm thường được kết hợp với nghiên cứu khoa học (độ tin cậy, tính hợp lệ và tính khái quát) (from Ethnography, Observational Research, and Narrative Inquiry, 1994-2012)
Định nghĩa 3 – Một bước tiến kỹ thuật nghiên cứu mô tả khách quan, hệ thống và định lượng nội dung một cách rõ ràng (from Berelson, 1952)
2. Phân loại Content Analysis
Có hai kiểu loại Content Analysis đó là phân tích khái niệm và phân tích quan hệ. Phân tích khái niệm (conceptual analysis) xác định sự tồn tại và tần suất của các khái niệm trong một văn bản. Phân tích quan hệ (Relational analysis) sẽ phát triển thêm phân tích khái niệm bằng cách xem xét mối quan hệ giữa các khái niệm trong một văn bản. Mỗi loại phân tích có thể dẫn đến các kết quả, kết luận, cách giải thích và ý nghĩa khác nhau.
3. Lợi ích của Content Analysis
- Trực tiếp kiểm tra giao tiếp bằng văn bản
- Cho phép cả phân tích định tính và định lượng
- Cung cấp những hiểu biết có giá trị về lịch sử và văn hóa theo thời gian
- Cho phép gần gũi với dữ liệu
- Dạng mã của văn bản có thể phân tích thống kê
- Phương tiện phân tích đơn giản
- Cung cấp cái nhìn sâu sắc về các mô hình phức tạp về suy nghĩ và sử dụng ngôn ngữ của con người
- Được coi là một phương pháp nghiên cứu tương đối “chính xác”
- Phân tích nội dung là một phương pháp nghiên cứu dễ hiểu và không tốn kém
- Một công cụ mạnh mẽ hơn khi kết hợp với các phương pháp nghiên cứu khác như phỏng vấn, quan sát và sử dụng hồ sơ lưu trữ. Nó rất hữu ích cho việc phân tích tư liệu lịch sử, đặc biệt là để ghi lại các xu hướng theo thời gian.
4. Hạn chế của Content Analysis
- Có thể sẽ rất tốn thời gian
- Đôi lúc có thể bị lỗi, đặc biệt khi phân tích quan hệ (Relational analysis) được sử dụng để nâng cao mức độ giải thích
- Thường không có cơ sở lý thuyết
- Chưa xử lý được các văn bản phức tạp
- Số lượng từ còn hạn chế
- Thường bỏ qua nội dung tạo ra văn bản, cũng như trạng thái của mọi thứ sau khi văn bản được tạo ra
- Có thể khó tự động hóa hoặc máy tính hóa
Content Analysis là gì? Công cụ phân tích tiện lợi sẽ là bài viết giúp cho bạn có được những kiến thức hữu ích. Thông tin là một tài sản và bộ não chúng ta chính là nơi để chứa những thông tin đó ngoại trừ các công cụ lưu trữ khác. Chúc các bạn thành công!