CIDR là gì? VLSM là gì?
27/02/2020 09:26 | Luợt xem : 28
CIDR ra đời năm 1993 nhằm mục đích làm chậm sự cạn kiệt tài nguyên địa chỉ IPv4. Vậy CIDR là gì? CIDR hoạt động như thế nào? Vai trò của CIDR là gì? Đáp án chi tiết nhất sẽ được BKNS chia sẻ trong bài viết sau đây.
Mục lục
1. CIDR là gì?
CIDR (tên tiếng anh là Classless Inter-Domain Routing) là phương pháp giúp phân bổ định tuyến IP và địa chỉ IP. Phương pháp này được ra đời vào năm 1993 với mục đích khắc phục hạn chế của phương pháp cấp địa chỉ IP dựa trên lớp, hạn chế sự cạn kiệt tài nguyên địa chỉ IPv4.
VD1: Một doanh nghiệp có 8 địa chỉ lớp C: 200.100.48.0/24 – 200.100.55.0/24
- Nếu dùng bảng định tuyến sẽ chiếm 8 entries
- Nếu dùng CIDR thì 8 địa chỉ sẽ được biểu diễn bằng 1 địa chỉ là 200.100.48.0/21
Trong khi thiết kế mạng đầy đủ cho IPv4 có kích thước tiền tố mạng là một hoặc nhiều nhóm 8 bit, dẫn đến các khối địa chỉ Lớp A, B hoặc C, Định tuyến liên miền không phân bổ phân bổ không gian địa chỉ cho nhà cung cấp dịch vụ Internet và người dùng cuối trên bất kỳ ranh giới bit địa chỉ. Tuy nhiên, trong IPv6, định danh giao diện có kích thước cố định 64 bit theo quy ước và các mạng con nhỏ hơn không bao giờ được phân bổ cho người dùng cuối.
>> Tìm hiểu thêm về IPv6: IPv6 là gì?
2. Vai trò của CIDR là gì?
Sau khi bạn đã hiểu được CIDR là gì rồi, chúng ta cùng đi tìm hiểu vao trò của CIDR là gì nhé!
- CIDR cung cấp cơ chế supernetting, hữu ích cho việc thu thập định tuyến. Supernetting có khả năng rút ngắn, kết hợp các thông tin định tuyến vào một entry để làm giảm kích thước các bảng lưu trữ của Router => tăng tốc cho quá trình tìm kiếm.
- CIDR có thể tổng hợp các mạng phân lớp thành 1 mạng lớn hơn. Như vậy, trong bảng định tuyến, số lượng Entry sẽ giảm xuống đồng thời số lượng Host được cấp phát trong Network sẽ tăng lên.
- Sử dụng CIDR , doanh nghiệp sẽ không cần yêu cầu địa chỉ từ một trung tâm có thẩm quyền mà sẽ yêu cầu từ ISP. Từ block địa chỉ CIDR, ISP sẽ đánh giá, xem xét và cấp phát vùng.
3. VLSM là gì?
VLSM (tên tiếng anh là Variable Length Subnet Mask) cho phép phân chia 1 không gian địa chỉ IP thành hệ thống subnet có kích thước khác nhau, nó giúp tạo ra các subnet khác nhau về lượng host mà không lãng phí lượng lớn địa chỉ IP. Hiểu đơn giản, VLSM phân chia địa chỉ IP thành nhiều mạng con và phân bổ chúng theo nhu cầu trên mạng internet. Cũng có thể hiểu VLSM là địa chỉ IP không phân lớp.
4. CIDR hoạt động như thế nào?
CIDR hoạt động dựa trên VLSM. CIDR xác định các tiền tố có độ dài tùy ý và giúp nó hiệu quả hơn so với hệ thống cũ. IP CIDR gồm 2 phần là tiền tố và hậu tố. Tiền tố chính là địa chỉ mạng, phần này giống với địa chỉ IP thông thường. Tiền tố được xác định là một phần của địa chỉ IP, nó sẽ thay đổi tùy vào số lượng bit cần thiết. Phần thứ hai là hậu tố, phần này cho biết có bao nhiêu bit trong toàn bộ địa chỉ.
5. Quy tắc hình thành các khối CIDR
- Tất cả địa chỉ IP phải liền kề nhau
- Kích thước khối phải là 2n
- Địa chỉ IP đầu tiên của khối phải chia đều cho kích thước của khối
6. Vấn đề xảy ra khi không sử dụng CIDR là gì?
Trước đây, người ta thường áp dụng phương pháp cấp địa chỉ IP dựa trên lớp mà không sử dụng CIDR. Với phương pháp cấp địa chỉ cũ này, nguy cơ địa chỉ IPv4 bị cạn kiệt nhanh hơn. Hệ thống định tuyến gồm có 3 lớp là A, B và C. Trong đó:
- Lớp A: Trên 16.000.000 định danh host
- Lớp B: Khoảng 65.535 định danh host
- Lớp C: Khoảng 254 định danh host
Khi một doanh nghiệp cần nhiều hơn 254 máy chủ sẽ có vấn đề xảy ra. Lúc này sẽ không rơi vào lớp C nữa mà thay vào đó là lớp B. Khi đó, doanh nghiệp sẽ phải dùng giấy phép của lớp B dù họ có ít hơn 65.535 Host. Như vậy, doanh nghiệp sẽ lãng phí một một lượng Host lớn nếu giữ giấy phép loại B => Giảm đáng kể tính khả dụng của IPv4.
Thông qua bài viết bạn đã biết CIDR là gì rồi đúng không? CIDR là phương pháp giúp phân bổ địa chỉ và định tuyến IP. Phương pháp này ra đời với mục đích khắc phục hạn chế của phương pháp cấp địa chỉ IP dựa trên lớp, hạn chế sự cạn kiệt tài nguyên địa chỉ IPv4. Nếu muốn chia sẻ với BKNS về giải pháp mạng hay dịch vụ công nghệ thông tin, bạn đừng ngại bình luận bên dưới bài viết. Ghé thăm https://www.bkns.vn/ thường xuyên để không bỏ lỡ những bài viết hữu ích khác nhé!
>> Tìm hiểu thêm: