Blog là gì? Cách Tạo Blog Cá nhân Miễn Phí
23/03/2020 14:52 | Luợt xem : 25
Blog là gì? Có mấy loại Blog? Tạo Blog như thế nào? Có những loại Blog nào phổ biến nhất hiện nay? Tạo blog cá nhân miễn phí ra sao? Những trang web cho phép tạo blog miễn phí? Đáp án chi tiết nhất cho những thắc mắc đó sẽ có ngay trong bài chia sẻ sau đây của BKNS.
Mục lục
1. Blog là gì?
Blog là một nhật ký trực tuyến dạng website. Blog thể hiện quan điểm, ý kiến của cá nhân hoặc nhóm người viết. Các bài viết mới thường sẽ được đẩy lên đầu. Ngày nay, ranh giới giữa Blog và Website dường như không còn nữa. Blog được “thương mại hóa” để phục vụ mục đích học thuật và kinh doanh.
2. Blogger là ai?
Blogger chính là người vận hành và viết một Blog. Blogger có thể là cá nhân dùng Blog giống như sở thích riêng hoặc là một nghề nghiệp nếu sử dụng chuyên nghiệp, thường xuyên.
3. Lịch sử của Blog và Blogging
Blog và Blogging được hình thành từ hơn 20 năm trước. Ngày 17/12/1997, thuật ngữ Weblog được ra đời. Vài năm sau, thuật ngữ Blog được thay thế cho Weblog. Năm 2002, thuật ngữ Blogging bắt được được hình thành và sử dụng rộng rãi.
Theo đó, các phương pháp quản lý và vận hành khác nhau cũng xuất hiện. Năm 2003, sự ra đời của WordPress đã đánh dấu một cột mốc quan trọng trong sự phát triển của lập trình, thiết kế web. WordPress giúp cho việc tạo Blog và website trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn nhiều lần.
4. Blog dành cho ai?
Blog dành cho:
- Những bạn có đam mê về một chủ đề nào đó và muốn chia sẻ với cộng đồng
- Người làm dự án học thuật và muốn lưu lại thông tin quá trình này
- Những bạn đang kinh doanh, muốn sử dụng Blog để bán được nhiều sản phẩm hơn, tiếp cận với đa dạng khách hàng và giải thích thêm cho khách hàng của mình về sản phẩm
- Những bạn muốn sử dụng Blog để kiếm tiền
5. Phân loại Blog
- Blog kinh doanh: Blog kinh doanh tập trung vào những sản phẩm, thương hiệu cụ thể, chủ yếu là việc bán hàng và phục vụ mục đích kinh doanh. Những vấn đề mà Blog kinh doanh thường đề cập đến đó là thời trang, dệt may, mỹ phẩm, máy tính, điện thoại, đồ gia dụng,…
- Blog chuyên môn: Blog chuyên môn sở hữu thông tin liên quan đến chia sẻ kiến thức, kỹ năng, thủ thuật hay những bài văn, thơ hay tự sáng tác, sưu tầm.
- Blog công nghệ: Blog công nghệ thường ít nội dung mà chủ yếu là chia sẻ Video Clip, hình ảnh.
6. Các dịch vụ Blog phổ biến
Sau khi đã hiểu blog là gì rồi, chúng ta cùng đi tìm hiểu về các dịch vụ phổ biến của blog nhé!
6.1 Blogger/Blogspot
Blogger (Blogger.com) là nền tảng Blog riêng của Google. Đây là nền tảng thân thiện, dễ làm quen và dễ sử dụng. Yêu cầu duy nhất là bạn sở hữu một tài khoản Gmail/Google. Blogger có thể được tùy biến với giao diện hay backgrounds mới một cách đơn giản, nhanh chóng. Đây là nền tảng được tích hợp trong chuỗi thống nhất các dịch vụ của Google (VD: Google Adsense, Google +, Feedburner) để giúp người dùng thuận tiện hơn trong việc dùng và cấu hình Blogger.
- Ưu điểm: Dễ sử dụng
- Nhược điểm: Gắn liền với sản phẩm của Google
6.7 Postach
Postach (Postach.io) là nền tảng Blog của một ứng dụng ghi chú nổi tiếng (Evernote). Nền tảng này cho phép người dùng có thể chia sẻ nội dung bằng văn bản trên Evernote. Họ có thể được dùng một note được mặc định sẵn thông qua các keyword để biến thành một bài viết.
Bên cạnh đó, Postach còn có phần comment ấn tượng và hiệu quả nhờ dùng Engine Disqus, hỗ trợ Google Analytics cho phép tùy chỉnh tên miền và công cụ Markdown để tùy chỉnh nội dung.
- Ưu điểm: Thân thiện với người dùng
- Nhược điểm: Nhiều giới hạn ở tùy biến
6.2 WordPress
WordPress (WordPress.org và WordPress.com) là nền tảng chiếm đến 19% tổng số website trên thế giới. Sức mạnh chính của WordPress đến từ cộng đồng với sự nỗ lực sáng tạo để đưa hàng nghìn tùy chỉnh giao diện, cho phép người dùng WordPress có thể thêm các Plugin phức tạp và mạnh mẽ vào website của mình. Người dùng cũng có thể khoác cho Blog của mình những “chiếc áo” mới.
- Ưu điểm: Khả năng tùy biến là vô tận
- Nhược điểm: Các lựa chọn được thêm vào có thể khiến người dùng mới gặp khó khăn khi tiếp cận
6.8 Squarespace
Squarespace (Squarespace.com) là nền tảng Blog nổi tiếng đối với người dùng doanh nghiệp. Nền tảng này cho phép xây dựng, lưu trữ Blog chuyên nghiệp để khởi tạo, quản lý các website thương mại điện tử. Squarespace cho phép người dùng sử dụng miễn phí trong 14 ngày. Sau 14 ngày, nếu người dùng hài lòng sẽ lựa chọn dịch vụ với mức phí 8$/tháng (gồm phí bảo trì, lưu trữ đám mây và các dịch vụ khác)
- Ưu điểm: Thiết kế ấn tượng, đa dạng tính năng, dịch vụ chuyên nghiệp
- Nhược điểm: Mức phí cao, thích hợp với người dùng doanh nghiệp muốn quảng bá sản phẩm và thương hiệu
6.3 Tumblr
Tumblr (Tumblr.com) là nền tảng có sự kết hợp giữa mạng xã hội hiện đại và Blog truyền thống. Nền tảng này có cộng đồng người sử dụng lớn (giống Facebook và Twitter) nhờ tính năng Reblog nội dung từ TK của người dùng khác vào TK của bạn. Chính điều này tạo nên sự khác biệt cho Tumblr so với các nền tảng khác.
Người sử dụng Tumblr hầu như là người trẻ, có xu hướng sử dụng nền tảng này để chia sẻ các mặt hàng họ yêu thích. Tính năng nổi bật nhất của Tumblr đó là khả năng truy cập đơn giản từ thiết bị di động và việc hỗ trợ tùy chỉnh tên miền. Bên cạnh đó, Tumblr còn có khả năng tùy biến Themes nhờ thiết bị di động.
- Ưu điểm: Nhận được sự hỗ trợ chính từ tập đoàn lớn là Yahoo
- Nhược điểm: Tumblr không được Yahoo định hướng rõ ràng (gồm cả việc chèn quảng cáo vào các Blog của Tumblr)
6.9 SETT
SETT (Sett.com) là nền tảng Blog cộng đồng tập trung. Nền tảng này cho phép người dùng có TB khoảng 98% comment và connection tập trung vào các đối tượng có cùng sở thích. Với SETT, người dùng có thể dễ dàng theo dõi các Blog khác, tìm kiếm chủ đề và người dùng giống mình, giao tiếp với người dùng khác hoặc tạo Room để tranh luận.
- Ưu điểm: Khả năng tương tác cao, tăng cơ hội tìm được người dùng tương đồng
- Nhược điểm: Nền tảng mới với nhiều tính năng chưa được khai thác hết
6.4 Medium
Medium (Medium .com) và Twitter có chung nhà sáng lập. Nền tảng này cho phép chú thích hay chỉnh sửa công việc của người khác. Medium bao gồm các tính năng như các nền tảng khác. Bên cạnh đó, Medium cho phép soạn thảo và public bài viết thông qua các thiết bị di động.
- Ưu điểm: Nội dung có thể đến được với lượng lớn khán giả
- Nhược điểm: Có vấn đề trong việc phát hiện content và thiếu sự tùy biến
6.10 Posthaven
Posthaven (Posthaven.com) là một Blog tốc độ cao với mức phí sử dụng là 5$/tháng.
- Ưu điểm: Viết bài, gửi tập tin dễ dàng, nhanh chóng
- Nhược điểm: Một số tính năng cần thiết không có ở Posthaven
6.5 Svbtle
Svbtle (Svbtle.com) là nền tảng Blog được phát triển bởi một nhà thiết kế. Vì vậy, người dùng sẽ được trải nghiệm sẽ được tối đa hóa theo chiều hướng đơn giản, thuận tiện và mượt mà. Việc ghi lại ý tưởng và suy nghĩ trở nên rành mạch và dễ dàng hơn nhiều so với bộ não của con người nhờ sự trợ giúp của Svbtle.
Các bài viết trên Svbtle không bị phụ thuộc vào thiết bị của người dùng mà vẫn được hiển thị thống nhất. Việc thiết kế layout đẹp mắt và tất cả dữ liệu đều được lưu trữ vĩnh viễn trên Svbtle là những ưu điểm giúp nó nhận được sự tin tưởng của đông đảo người dùng.
- Ưu điểm: Thiết kế đẹp mắt và sang trọng
- Nhược điểm: Không có mục comment
6.6 Quora
Quora (Quora.com) là nền tảng phổ biến với việc chia sẻ kiến thức. Những Blogger có thể chia sẻ hiểu biết của mình hoặc những câu chuyện hữu ích. Các bài viết sẽ được phân loại dựa trên các Quora tags để dễ tìm và được chia sẻ rộng rãi hơn.
- Ưu điểm: Nhiều nội dung hấp dẫn và cộng đồng lớn mạnh
- Nhược điểm: Thiếu tính riêng tư
7. Lợi ích của Blog
- Blog là nơi để bạn chia sẻ kiến thức, câu chuyện của mình
- Giúp bạn tạo được sự khác biệt
- Giúp bạn trau chuốt kỹ năng viết lách
- Tích lũy kinh nghiệm bán hàng online
- Mở rộng kinh doanh và xây dựng mạng lưới hỗ trợ
- Quảng bá hiệu quả cho sản phẩm và thương hiệu
- Giúp bạn có tiếng nói trong lĩnh vực mà bạn theo đuổi,…
8. Sự khác biệt giữa website và blog là gì?
Blog cần được cập nhật và tương tác thường xuyên với người dùng. Tức là, phải để mọi người truy cập và thể hiện ý kiến trong phần bình luận hay chia sẻ bài viết. Cụ thể, phía dưới mỗi Blog thường có phần bình luận của người truy cập. Bên cạnh đó, Blog được thay đổi “diện mạo” thường xuyên thể hiện ở việc bài viết mới được đẩy lên trên cùng. Những bài viết trên Blog cũng có tên tác giả, ngày xuất bản, tag, categories,…
Tuy nhiên, website lại có những điểm trái ngược với Blog như không cần tương tác với người truy cập thông qua bình luận và cũng không cần cập nhật thường xuyên. Cấu trúc giao diện của website ổn định, ít có sự thay đổi theo thời gian. Những bài viết trên website thường không có tên tác giả, ngày xuất bản, categories, tag,…
9. Top 10 trang web cho tạo Blog miễn phí
Sau đây là Top 10 trang web tạo Blog miễn phí bạn nên tham khảo:
- Blogger
- WordPress
- Tumblr
- Quora
- Medium
- Roon.in
- Sett
- Svbtle
- Pen.io
- Ghost
10. Cách tạo Blog cá nhân miễn phí
Bước 1: Lựa chọn tên miền
Bạn nên tìm hiểu và lựa chọn nhà cung cấp tên miền uy tín. BKNS là một gợi ý mà bạn không nên bỏ qua. Mua tên miền tại BKNS cũng đơn giản và nhanh chóng, thường thì bạn chỉ mất khoảng 5 phút để có được một tên miền ưng ý. Bạn nên kiểm tra tên miền trước khi mua để xem đã có ai dùng tên miền đó chưa.
Bước 2: Lựa chọn Hosting
Một số vấn đề cần cân nhắc khi lựa chọn Hosting đó là lượng truy cập, thời gian thiết lập nhanh, hỗ trợ 24/7, nhiều tính năng giúp Blog ấn tượng và giá cả phù hợp. Hiện nay, BKNS thuộc Top 10 nhà cung cấp Hosting uy tín nhất Việt Nam. Hosting mà BKNS cung cấp đảm bảo Uptime 99.99%, tốc độ truy vấn nhanh gấp 2 lần ổ SSD, ổn định và an toàn tuyệt đối.
Bước 3: Cài đặt CMS
Bạn nên sử dụng WordPress để cài đặt CMS cho Blog. Các bước thực hiện như sau:
- Cài đặt Blog WordPress lên Hosting
- Tùy chỉnh thiết lập mặc định WordPress
- Chọn Theme thích hợp nhất
- Cài đặt Plugin cần thiết
Bước 4: Xây dựng kế hoạch và cấu trúc Blog
Cấu trúc Blog thành các chuyên mục dưới dạng menu tại giao diện chính và chọn các chuyên mục để phân loại bài viết, categories, tag,… ở giao diện viết bài.
Bước 5: Bắt đầu viết bài trên Blog
11. Viết Blog có thể kiếm tiền không?
Tùy từng loại Blog mà bạn có được thu nhập khác nhau. Chẳng hạn:
- Affiliate Marketing: Là cách dùng Blog của bạn để quảng bá sản phẩm hay dịch vụ của người khác. Nhờ việc quảng bá đó bạn sẽ nhận được một khoản hoa hồng hoặc chi phí dịch vụ. Nếu Blog của bạn có chủ đề phù hợp và lượng tương tác cao, bạn sẽ nhận được những hợp đồng có giá trị.
- PPC: Là việc cho phép các đối tác chạy quảng cáo trên Blog của bạn để được hưởng phí. Những Blog trả phí cao thường là Blog liên quan đến game, hướng dẫn, review, edit truyện,…
- Bán sản phẩm hay dịch vụ riêng: Khi Blog của bạn có lượng tương tác nhất định, bạn nên tận dụng nó để quảng cáo sản phẩm hay dịch vụ của mình.
12. Tạo Blog có tốn tiền không?
Để tạo Blog cá nhân, bạn sẽ phải bỏ ra khoản phí khác nhau cho từng gói mà bạn lựa chọn. Một số khoản phí cần thiết như:
- Chi phí Hosting: Đây là chi phí để bạn có thể lưu trữ dữ liệu Blog của mình. Nội dung Blog sẽ bị giới hạn nếu bạn dùng các Hosting miễn phí. Tùy tính năng của Hosting sẽ có mức giá thuê khác nhau. Vì vậy, tùy theo nhu cầu và mục đích sử dụng mà bạn lựa chọn gói Hosting phù hợp.
- Chi phí tên miền: Tùy loại tên miền sẽ có mức giá khác nhau. Bạn có thể tham khảo giá tên miền tại đây.
- Chi phí quản trị nội dung: Nên sử dụng hệ quản trị nội dung CMS để có nhiều tính năng hỗ trợ trong quá trình làm Blog. Mức giá quản trị nội dung dao động từ vài trăm đến vài triệu/tháng.
Như vậy, BKNS và bạn đã cùng nhau tìm hiểu chi tiết về Blog: Blog là gì, Blogger là gì, cách tạo blog cá nhân miễn phí. Nếu còn băn khoăn về dịch vụ thiết kế, quảng cáo, lưu trữ website, hãy cho chúng tôi biết bằng cách bình luận phía dưới bài viết. Đừng quên ghé thăm https://www.bkns.vn/ để cập nhật thêm nhiều bài chia sẻ hữu ích khác nhé!