Serverless là gì? Ưu và nhược điểm của Serverless
24/03/2020 18:50 | Luợt xem : 19
Serverless là gì vẫn là câu hỏi của khá nhiều người quản trị mạng. Để hiểu hơn về Serverless bạn hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây. BKNS sẽ gửi đến bạn thông tin về Serverless là gì? Ưu và nhược điểm của Serverless
Mục lục
1. Serverless là gì?
Serverless được dịch ra là không có máy chủ nhưng thực chất thì nó không theo đúng nghĩa đen mà ở đây không có máy chủ là bạn làm lập trình viên, bạn chỉ cần viết code mà không cần quan tâm nhiều về máy chủ, phần đó để cho những nhà cung cấp điện toán đám mây quản lý. Được hiểu theo cách khác thì Serverless là nền tảng, môi trường thực hiện dịch vụ và ứng dụng mà không cần phải lưu ý đến máy chủ. Khi sử dụng phần mềm Serverless không cần phải lưu ý đến việc quản lý phân bổ tài nguyên của hệ điều hành, đồng thời bỏ qua những vấn đề về an toàn bảo mật và nâng cấp. Việc bạn cần chỉ làm là tập trung đến việc phát triển sản phẩm, còn việc vận hành sẽ cho nền tảng này quản lý
2. Ưu và nhược điểm của Serverless
2.1 Nhược điểm của Serverless
Serverless có những nhược điểm mà bạn cũng cần phải lưu ý trước khi sử dụng như sau:
- Thời gian để nghiên cứu: trước đây, bạn cần phải học cách dùng, quản lý máy chủ thì lúc này bạn cũng cần phải bỏ thời gian để học quản lý những tài nguyên trong Serverless, mặc dù không phải quá khó như quản lý máy chủ, nhưng không thể không tính. Chẳng hạn như bạn sẽ cần phải mất thời gian để tìm hiểu về cách dùng memory của Functions, region, quản lý cấu hình về stage, IAM policies, CloudFormation,…
- Chi phí ngầm: tùy nhà cung cấp có tính hay không nhưng cơ bản là sẽ phát sinh thêm chi phí lưu trữ mã nguồn, băng thông hay những chi phí về lưu trữ dữ liệu. Mặc dù không nhiều nhưng nếu không tối ưu, những thành phần chi phí ngầm sẽ còn cao hơn cả chi phí cho Serverless.
- Phụ thuộc nhà cung cấp: bạn không có khả năng chạy phiên bản của phần mềm, nền tảng chính xác như mong muốn
- Giới hạn về thời gian, bộ nhớ: những nhà cung cấp đều có giới hạn về tài nguyên ở những mức cố định về thời gian thực thi, bộ nhớ. Chẳng hạn như thời gian thực thi tối đa là 5 phút, nếu bạn chạy quá 5 phút thì quá trình thực thi sẽ bị gián đoạn. Về bộ nhớ thì nhà cung cấp sẽ thiết lập mỗi mức khác nhau.
- Gỡ lỗi: Công việc gỡ lỗi và giám sát của Serverless computing cũng là 1 vấn đề khá khó khăn. Việc bạn không sử dụng 1 nguồn tài nguyên máy chủ thống nhất làm cho cả 2 hoạt động này gặp nhiều trở ngại.
- Độ trễ: Hiệu suất có khả năng là 1 vấn đề, mô hình này có khả năng gây ra độ trễ cao hơn trong quá trình những nguồn tài nguyên điện toán phản ứng lại với lệnh của những ứng dụng. Nếu khách hàng đòi hỏi hiệu suất cao thì việc dùng những máy chủ ảo được phân bố sẽ là 1 lựa chọn tốt hơn.
2.2 Ưu điểm của Serverless
- Tiết kiệm chi phí: chi phí gần như là miễn phí sau khi triển khai nếu bạn không có yêu cầu nào, còn lại thì bạn sử dụng bao nhiêu thì tính tiền bấy nhiêu.
- Độ sẵn sàng cao: Ứng dụng Serverless có độ sẵn sàng tích hợp và dung sai cao. Bạn sẽ không cần xây dựng kiến trúc cho những khả năng này do những dịch vụ chạy ứng dụng đã cung cấp đến cho ứng dụng theo mặc định. Bên cạnh đó, có thể lựa chọn trung tâm dữ liệu nhằm mục đích triển khai sản phẩm 1 cách dễ dàng.
- Điều chỉnh quy mô 1 cách linh hoạt: Ứng dụng này có thể điều chỉnh quy mô tự động bằng việc thay đổi dung lượng thông qua việc chuyển đổi đơn vị dùng thay vì với máy chủ độc lập thì sẽ phức tạp hơn.
- Không cần quản lý máy chủ: bạn sẽ không cần duy trì hay cung cấp bất kỳ máy chủ nào. Sẽ không cần phần mềm hay mất thời gian chạy để thiết lập, nâng cấp hay quản trị.
Vậy là bài viết sau đây BKNS sẽ gửi đến bạn thông tin về Serverless là gì? Ưu và nhược điểm của Serverless. Nếu bạn còn thắc mắc nào thì hãy để lại bình luận ở dưới để được giải đáp. Đừng quên truy cập website https://www.bkns.vn/ để được biết thêm nhiều thông tin hữu ích khác nữa nhé.